Tầm quan trọng của văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Ngày 25/12, tọa đàm “Văn hoá đọc trong kỷ nguyên số” được tổ chức tại Hội trường thư viện Trường Đại học Đà Lạt nhằm thúc đẩy phong trào đọc sách, đa dạng hóa hình thức đọc sách, từ đó phát triển văn hoá đọc trong Nhà trường và cộng đồng.

Tọa đàm “Văn hoá đọc trong kỷ nguyên số” có sự tham gia của ông Trần Việt Hùng, Nguyên Phó chánh văn phòng TW Đảng, Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Uỷ viên Hội đồng Trường ĐH Đà Lạt; ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam; ông Phan Chánh Dưỡng, Giảng viên Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Đinh Thiện Lý; ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT Alpha Books, Viện trưởng viện lãnh đạo ABG.

Về phía trường Đại học Đà Lạt, có TS. Lê Minh Chiến, Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt; TS. Nguyễn Văn Vinh, Phó bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Đà Lạt; TS. Mai Minh Nhật, Thường vụ Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt; Ông Phan Ngọc Đông, 

226A5603.JPGÔng Trần Việt Hùng phát biểu tại chương trình

Tọa đàm được tổ chức thúc đẩy phong trào đọc sách, đa dạng hóa hình thức đọc sách, từng bước hình thành tính tự giác học tập, thói quen đọc sách và niềm đam mê đọc sách, làm theo sách trong sinh viên, từ đó phát triển văn hoá đọc trong Nhà trường và cộng đồng, góp phần tạo nên nền tảng của nền kinh tế tri thức và đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. 

Xuyên suốt tọa đàm, các diễn giả đã thảo luận những nội dung trọng tâm như: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa đọc trong kỷ nguyên số; Trao đổi những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số tại các đơn vị; Đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số tại Trường Đại học Đà Lạt đáp ứng yêu cầu công tác giáo dục đào tạo.

226A5678.JPGPhiên thảo luận xoay quanh chủ đề “Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số” với sự góp mặt của các diễn giả (từ phải qua): Ông Trần Việt Hùng, ông Phan Chánh Dưỡng, ông Nguyễn Cảnh Bình, bà Đỗ Thị Phương Lan, ông Phan Ngọc Đông và ông Phan Đức Trung

Ông Phan Đức Trung cho biết: “Chúng ta đang sống trong một thế giới mà thông tin không chỉ được truyền tải qua sách vở truyền thống mà còn qua các phương tiện số như ebook, podcast và các nền tảng trực tuyến. Trong bối cảnh này, có ba kỹ năng cốt lõi mà mỗi người chúng ta cần phát triển: Đọc, sử dụng trí tuệ nhân tạo và thiết kế. Đọc để phân tích, đánh giá thông tin chúng ta tiếp nhận. Thiết kế để trực quan hóa, hình ảnh hóa thông tin. Còn kỹ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đòi hỏi chúng ta không chỉ hiểu rõ về cách AI hoạt động, mà còn biết cách ứng dụng AI để tự động hóa quy trình, tăng năng suất lao động, phân tích dữ liệu và giải quyết các vấn đề phức tạp trong công việc”.

Trước đó, ngày 20/10/2023, nhân ngày khánh thành “Không gian Tư liệu Tây Nguyên” tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Đà Lạt, ông Phan Đức Trung cũng đã trao tặng các đầu sách thuộc Tủ sách Blockchain cho thư viện trường. Tủ sách Blockchain ra đời dựa trên hợp tác giữa Hiệp hội Blockchain Việt Nam và Công ty cổ phần Sách Alpha (Alpha Books). Các tác phẩm thuộc tủ sách này sẽ là nguồn tư liệu bổ ích về công nghệ sổ cái phân tán, do những chuyên gia hàng đầu đến từ Hiệp hội Blockchain Việt Nam biên dịch và chấp bút.

Ông Trần Việt Hùng, Nguyên Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Cố vấn cấp cao Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Ủy viên Hội đồng trường Trường Đại học Đà Lạt cho biết, việc hình thành “Không gian Tư liệu Tây Nguyên” có ý nghĩa quan trọng, đặt nền móng cho việc hình thành trung tâm, viện nghiên cứu về Tây Nguyên tại Trường Đại học Đà Lạt. 

226A5712.JPGCác đại biểu, thầy cô và sinh viên chụp ảnh lưu niệm sau khi kết thúc tọa đàm ngày 25/12 tại ĐH Đà Lạt.